Xây dựng AN HOÀNG PHÁT là nhà thầu xây dựng uy tín chất lượng tại Tp.HCM trong lĩnh vực Xây dựng Biệt thự. Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề Xây dựng AN HOÀNG PHÁT đã xây dựng nên những công trình Biệt thự đẹp tại Tp.HCM. Xây dựng AN HOÀNG PHÁT xin giới thiệu đến Quý khách quy trình chuẩn bị Xây dựng Biệt thự bao gồm:
1. Xin giấy phép xây dựng:
Trước khi tiến hành Xây dựng Biệt thự chúng ta cần đến cơ quan Quận, Huyện nơi công trình chuẩn bị xây dựng tiến hành thủ tục xin cấp phép Xây dựng Biệt thự . Thủ tục cấp phép xây dựng sẽ được cán bộ phụ trách hướng dẫn chúng ta những hạng mục cần làm. Thời gian xin giấy phép xây dựng thường là 21 ngày không tính ngày lễ chủ nhật.
2. Nộp hồ sơ khởi công xây dựng công trình gồm:
– Giấy thông báo khởi công
– Giấy phép xây dựng
– Giấy chủ quyền nhà đất
– Bản tọa độ vị trí khu đất
– CMND chủ đầu tư
– Giấy đăng ký kinh doanh của nhà thầu
– Bằng cấp chỉ huy trưởng, giám sát công trình
– Bảo hiểm cho công nhân
– Quyết định bổ nhiệm chỉ huy trưởng công trình
– Hợp đồng thi công
Lưu ý: Hồ sơ khởi công công trình xây dựng phải nộp cho cơ quan phường xã, và đội thanh tra địa bàn xây dựng trước ngày khởi công 7 ngày.
3. Thiết kế hồ sơ thi công công trình:
Hồ sơ thiết kế phải dựa vào nhu cầu về công năng và tài chính của Khách hàng. Ngoài ra, Hồ sơ thiết kế phải dựa vào bản vẽ xin phép xây dựng mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Hồ sơ thiết kế phải đạt được tiêu chuẩn về kỹ thuật và mỹ thuật.
4. Hợp đồng thi công công trình:
Hợp đồng thi công phải được hai bên chủ đầu tư và bên nhà thầu ký kết. Hai bên phải tuân thủ đúng nội dung ghi trong Hợp đồng thi công trong suốt quá trình xây dựng công trình.
5. Thời gian thi công Biệt thự:
– Thời gian thi công công trình nhà Biệt thự có tổng diện tích sàn từ 200-400m2 từ 4-4,5 tháng tùy thuộc vào điều kiện và biện pháp thi công
– Thời gian thi công phần Móng từ 10-12 ngày
– Thời gian thi công sàn từ 7-10 ngày và còn tùy vào diện tích mặt sàn
6. Quy trình Xây dựng Biệt thự:
a. Giai đoạn chuẩn bị
– Cúng động thổ đất công trình xây dựng
– Chuẩn bị mặt bằng thi công
– Định vị công trình
b. Giai đoạn ép cọc cốt thép
– Chuẩn bị máy móc và cọc Bê Tông
– Ép cọc thử
– Ép cọc đại trà
– Nghiệm thu giai đoạn ép cọc
c. Thi công móng Bê Tông cốt thép
– Đào đất hố móng và đà giằng móng
– Đổ Bê Tông lót
– Xây tường móng
– Gia công sắt móng và đà giằng móng
– Đổ Bê Tông Móng
d. Thi công phần Khung xương nhà
Phần khung xương nhà bao gồm khung bê tông cốt thép , sàn , tường và mái. Các công việc chung cần tiến hành là xác định mực thước chuẩn cho công trình thi công, lắp cốt thép, ghép coppha, đổ bê tông cột, đổ bê tông sàn…Quá trình thi công tương tự như nhau từ tầng 1 đến mái.
– Lắp dựng coppha cột Tầng 1
– Gia công, lắp dựng sắt cột Tầng 1
– Đổ Bê tông cột Tầng 1
– Lắp dựng coppha sàn Tầng 2
– Gia công sắt sàn Tầng 2
– Đổ bê tông sàn Tầng 2
– Các tầng còn lại tương tự như tầng 1 và tầng 2
Lưu ý: các tầng trước khi đổ bê tông thì hai bên chủ đầu tư và nhà thầu phải nghiệm thu sắt, cốt cao độ các tầng, đảm bảo đúng kỹ thuật và hồ sơ thi công....
e. Thi công lắp dựng phần mái.
– Thi công cách nhiệt và tạo độ dốc cho mái
– Đổ bê tông chống thấm
– Thi công lớp gạch lá (nếu có)
– Hoàn thiện phần mái
– Nghiệm thu phần mái
f. Thi công phần hoàn thiện
– Quy trình thi công phần hoàn thiện theo nguyên tắc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới
– Trát tường vách xông
– Xây tường vách ngăn
– Lắp dựng cửa phòng
– Đi đường điện nước, và các đường ống kỹ thuật khác
– Tô tường vách ngăn
– Công tác chống thấm
– Đóng trần thạch cao
– Bã bột, sơn nước
– Cán nền, lát sàn
– Thi công các công tác hoàn thiện khác như: đá hoa cương cầu thang, đá mặt bếp, đá mặt tiền, lan can cầu thang, lan can ban công, cửa cổng, khung bảo vệ ô giếng trời…..
– Công tác nghiệm thu phần hoàn thiện công trình
g. Tổng vệ sinh sau xây dựng và bàn giao công trình
Sau khi hoàn thiện xong các hạng mục trong công trình. Chúng ta tiến hành vệ sinh công trình nghiệm thu từng hạng mục chưa đạt yêu cầu. Khi những hạng mục công trình đã hoàn thành, hai bên chủ đầu tư và nhà thầu ký biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng.